Hướng dẫn tự học Mạng máy tính cơ bản

    0

    Về tài liệu học Mạng máy tính cơ bản

    Mạng máy tính là một trong số các môn học cơ sở được giảng dạy cho tất cả các ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Môn học này có mặt trong hầu như mọi chương trình đào tạo về công nghệ thông tin.

    Với vai trò như vậy, hiện nay có rất nhiều tài liệu giảng dạy cho môn học mạng máy tính. Nếu bạn đọc tốt tiếng Anh có thể tham khảo những cuốn sách kinh điển về nội dung này của William Stallings, Tanenbaum, Keith Ross, v.v.. Các trường đào tạo công nghệ thông tin cũng thường có giáo trình / bài giảng riêng.

    Tuy nhiên, thực tế các bạn sinh viên gặp nhiều khó khăn khi đọc các tài liệu tiếng Anh. Cái tài liệu này cũng rất khủng bố về khối lượng thông tin – điều thường làm các bạn mới nhập môn nản lòng ngay từ đầu. Các tài liệu tiếng Việt cũng gần như dựa trên các tài liệu tiếng Anh kinh điển. Một số tài liệu giảng dạy nội bộ của các trường nhỏ chất lượng chưa được tốt và rất khó để sinh viên tự học.

    Với thực trạng đó, chúng tôi quyết định biên soạn một bộ tài liệu giảng dạy Mạng máy tính cơ bản phục vụ cho các bạn mới bắt đầu nhập môn nội dung này.

    Về cách tiếp cận của tài liệu này

    Bộ tài liệu này được xây dựng theo cách tiếp cận nhiều vòng theo kiểu xoáy trôn ốc.

    Vòng 1 giới thiệu các khái niệm cơ bản, rời rạc về các thành phần của mạng máy tính. Vòng 2 đi vào chi tiết của các thành phần mạng. Vòng 3 đi vào chuyên sâu. Sở dĩ phải tiếp cận vấn đề nhiều lần là do rất nhiều khái niệm được thể hiện thông qua nhau.

    Vòng 1 – Tổng quan và cơ bản, bao gồm

    • khái niệm mạng máy tính
    • khái niệm về các thành phần của mạng: thiết bị đầu cuối, môi trường truyền, thiết bị mạng, giao thức. Các khái niệm cơ bản này sẽ là nền tảng cho chương Giao thức và chương Phần cứng.
    • phân loại mạng: chủ yếu tập trung vào sự khác biệt (về công nghệ) và thống nhất (về bộ giao thức TCP/IP) giữa LAN và WAN. Việc phân loại này là cơ sở để chương 5 (bộ giao thức TCP/IP) và chương 6 (công nghệ mạng) thể hiện chi tiết.

    Vòng 2 – Kiến thức chi tiết và rời rạc

    Sau khi có khái niệm tổng quan, mô hình TCP/IP được chia ra 2 nửa: nửa trên gồm 3 tầng trên, nửa dưới là tầng link layer. Nửa trên sẽ được thể hiện chi tiết ở chương “Phần mềm và giao thức mạng”, nửa dưới sẽ viết thành chương “Phần cứng mạng”. Hai chương này sẽ cố gắng viết ở mức độ độc lập để sinh viên có thể quyết định tiếp cận từ phần cứng trước, hoặc phần mềm trước đều được.

    Chương Phần mềm và giao thức:

    • Khái niệm giao thức (chung)
    • Phần mềm mạng và tương tác giữa giao thức và phần mềm
    • Bộ giao thức tcpip (3 tầng trên)

    Chương Phần cứng mạng:

    • Đi vào giải thích khái niệm, vai trò của 3 thành phần cứng (thiết bị đầu cuối, môi trường truyền, thiết bị mạng)
    • Không giải thích sâu các vấn đề khác (như nguyên lý hoạt động hay cách nó vận hành trên mạng, v.v.). Nội dung này sẽ để cho chương 6 (các công nghệ LAN và WAN)

    Sau khi có những khái niệm cơ bản sẽ kết hợp lại với nhau thông qua mô hình mạng (OSI và TCPIP) ở chương “Mô hình mạng”. Đến đây thì các khái niệm cơ bản đã ghép nối vào thành hệ thống và kết thúc vòng 2.

    Vòng 3 – Kiến thức chuyên sâu

    Vòng 3 vẫn tiếp tục chia nội dung theo 2 nửa cứng và mềm nhưng sẽ đi sâu vào chi tiết, bao gồm Chương Bộ giao thức TCPIP và Chương Công nghệ mạng.

    Chương Bộ giao thức TCP/IP sẽ trình bày chi tiết các giao thức chính trong đó, từ tầng ứng dụng đến tầng liên mạng.

    Chương Công nghệ mạng sẽ tập trung vào một số công nghệ LAN và WAN phổ biến hiện nay.

    Về đối tượng và mục tiêu

    Bộ tài liệu này hướng tới sinh viên mới nhập môn về mạng máy tính. Vì vậy, các khái niệm đều được giải thích chi tiết theo cách đơn giản dễ hiểu. Các khái niệm nâng cao hoặc các vấn đề kĩ thuật quá sâu hoặc quá chi tiết sẽ không được trình bày để tránh làm rối các bạn mới bắt đầu nhập môn. Vì vậy, các bạn đã có trình độ pro về mạng máy tính có thể sẽ thấy nó hơi dễ.

    Bộ tài liệu này cũng hướng tới các giảng viên dạy mạng máy tính cơ bản. Chúng tôi cố gắng lựa chọn cách tiếp cận logic và cách phân phối nội dung phù hợp cho việc giảng dạy trên lớp.

    Bộ tài liệu này hướng tới hỗ trợ sinh viên tự học. Vì vậy, các khái niệm sẽ được trình bày theo thứ tự trước sau phù hợp, nghĩa là khái niệm sau được giải thích thông qua các khái niệm đã biết. Chúng tôi cố gắng tránh việc đưa ra các khái niệm mới hoàn toàn mà không có giải thích chi tiết theo kiểu nhảy cóc – điều rất thường gặp trong các tài liệu dạy mạng máy tính, do các khái niệm thường sử dụng lẫn nhau.

    + Nếu bạn thấy site hữu ích, trước khi rời đi hãy giúp đỡ site bằng một hành động nhỏ để site có thể phát triển và phục vụ bạn tốt hơn.
    + Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, hãy giúp chia sẻ tới mọi người.
    + Nếu có thắc mắc hoặc cần trao đổi thêm, mời bạn viết trong phần thảo luận cuối trang.
    Cảm ơn bạn!

    Nếu phát hiện bất kì sai sót nào, chúng tôi rất mong sự phản hồi của bạn bằng cách comment ngay dưới mỗi bài học để chúng tôi có thể chỉnh sửa nhanh chóng.

    Cảm ơn bạn!

    Tutorial Content

    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
    CHƯƠNG 2. PHẦN MỀM VÀ GIAO THỨC MẠNG
    CHƯƠNG 3. PHẦN CỨNG MẠNG
    CHƯƠNG 4. TRUYỀN THÔNG TIN TRONG MẠNG
    CHƯƠNG 5. MÔ HÌNH MẠNG
    CHƯƠNG 6. BỘ GIAO THỨC TCP / IP
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Thảo luận
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận